Hiển thị các bài đăng có nhãn Mẹo Cho Mẹ Và Bé. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mẹo Cho Mẹ Và Bé. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

Mẹo chữa bệnh nấc hiệu quả cho trẻ sơ sinh và người lớn

Mẹo chữa bệnh nấc hiệu quả cho trẻ sơ sinh và người lớn

Bệnh nấc là bệnh phổ biến trong đời sống hàng ngày. Cơn nấc nếu kéo dài sẽ gây nhiều phiền toái và mệt mỏi. Vậy có mẹo nào để chữa bệnh nấc không? Các bạn cùng theo dõi 1 số cách khắc phục căn bệnh khó chịu này qua meovatcs.com để tìm ra mẹo chữa bệnh nấc cho trẻ sơ sinh và người lớn nhé.


Mẹo chữa bệnh nấc hiệu quả cho trẻ sơ sinh và người lớn


1. Uống nước.

Bạn có thể uống từng ngụm nước ấm nhỏ, phụ nữ uống 7 ngụm, đàn ông uống 9 ngụm. Chắc chắn cơn nấc sẽ giảm và biến mất.


2. Nhịn thở.

Hãy cố gắng nhịn thở hết ngưỡng có thể của bạn. Nhịn thở 2-3 lần như thế sẽ có hiệu quả.

3. Bịt tai.

Bịt chặt tai trong vòng 1-2 phút cũng có tác dụng làm giảm cơn nấc.


4. Tự làm đau cơ thể.

Dùng tay véo mạnh vào bụng hay mạng xườn vài lần. Cơn đau sẽ làm bạn quên đi cơn nấc.

5. Bảo người khác cù léc.

Có thể nhờ người thân cù léc cho bạn cười. Việc này cũng giúp bạn quên đi cơn nấc cục

Dưới đây là số mẹo dân gian để chữa bệnh nấc. Bạn thử áp dụng xem có hiệu quả không nhé? Và nhớ theo dõi website thường xuyên để cập nhật những mẹo hay dành cho bạn!
Mẹo giúp bé không ngậm khi ăn

Mẹo giúp bé không ngậm khi ăn

Khi con thường ngậm không chịu nuốt, mẹ nên xem lại cách chế biến thức ăn cho bé xem đã phù hợp chưa, vì sự không phù hợp có thể làm cho bé lười ăn, sợ nuốt. Nhưng ngậm cũng có thể đã trở thành thói quen.Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp bé không ngậm khi ăn, bạn thử áp dụng xem sao nhé.

Ăn kèm uống. Nếu bạn thấy con hay nhợn ói do phải nuốt cháo đặc hay cơm thô, hãy cho bé nhấp một muỗng nhỏ nước canh hoặc nước lọc sau mỗi lần ăn, như thế sẽ giúp bé nuốt dễ dàng hơn.

Ngồi ăn cùng gia đình. Học hỏi, bắt chước người lớn là một kỹ năng mà các bé cập nhật rất nhanh. Vì vậy, thay vì cho con ngồi ăn một mình, bạn hãy thu xếp để bé ăn cùng gia đình hoặc bạn ăn cùng lúc cho bé ăn. Vừa ăn vừa trò chuyện, vừa bày bé nhai, nuốt… bé vừa thích thú vừa học hỏi rất nhanh.

Không trộn chung mọi thứ. Bé ngậm có thể vì đã ngán món cháo hỗn hợp phải ăn mỗi ngày. Vậy bạn hãy thử để riêng các nhóm thực phẩm, cá/ thịt băm riêng, cháo trắng/ cơm 1 chén riêng, rau củ 1 chén riêng… và bạn cho bé ăn như người lớn. Vị của cháo trắng ngọt nhẹ khác vị mặn mà của thức ăn, khác vị của rau củ, sẽ làm bé thích hơn. Hơn nữa, các nhóm rau củ hay thịt cá xé nhỏ đòi hỏi bé phải nhai mới nuốt được, vì thế sẽ kích thích bé hơn.

Mẹo giúp bé không ngậm khi ăn




Không cho xem tivi. Xem tivi thường làm bé mất tập trung, sẽ nuốt chửng thức ăn theo quán tính hoặc ngậm cứng mà không nuốt. Nuốt chửng sẽ làm bé dễ ói nếu ăn phải thức ăn thô khó nuốt; ngậm lâu dài lại trở thành thói quen, khi không có tivi bé vẫn ngậm. Vì thế, đến bữa ăn, bạn chỉ nên cho bé tập trung vào khay thức ăn.

Cho bé sự tự chủ. Bạn hãy thử đổi phương án cho bé tự xúc ăn, tự bốc, cầm nắm… sẽ làm bé thích thú và ăn uống nhanh hơn.

Bỏ đói. Bỏ đói cũng là một kinh nghiệm thành công của các mẹ có con ngậm quá lâu. Khi con ngậm, mẹ dẹp bữa ăn đi và không lăn tăn bổ sung thêm gì. Đến bữa sau, bé đói nên ăn rất nhanh và hào hứng. Tuy nhiên cách này thường chỉ có tác dụng vào sau bữa bị bỏ đói. Vì vậy, tốt nhất là các mẹ điều chỉnh lịch ăn của con sao cho các bữa không quá gần nhau, khibé chưa kịp tiêu hóa hết năng lượng nạp vào.

Cho đi học. Giải pháp này cũng khá hiệu quả nếu bạn cảm thấy đã “bó tay” với chứng ngậm thức ăn của con mình. Môi trường tập thể ở lớp, tâm lý sợ cô giáo, dinh dưỡng vừa phải ở trường, hoạt động nhiều hơn và ngủ ít hơn làm bé tiêu hao năng lượng nhiều hơn… sẽ làm bé mau đói và nhanh chóng bỏ “tật” ngậm.

Đây chỉ là những mẹo để bạn giải quyết tình huống tạm thời. Ngậm khi ăn thường bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là do bé không có cảm giác thèm ăn gây biếng ăn… Vì thế mẹ nên tìm hiểu và giải quyết tận gốc vấn đề. Ngoài ra, những hôm bé bệnh, viêm họng, khó chịu trong người, bé cũng sẽ ngậm để phản đối việc ăn, lúc này mẹ không nên ép mà có thể cho bé uống sữa hay ăn món phụ thay thế.

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019

25 mẹo dân gian nuôi con gái xinh như công chúa từ nhỏ

25 mẹo dân gian nuôi con gái xinh như công chúa từ nhỏ

1. Khi trẻ mọc răng vĩnh viễn, cần chú ý vệ sinh răng miệng bé hàng ngày, để ý đến răng từ sớm, tránh để răng mọc xô lệch, trồi sụt.

2. Đi học mẹ nên sắm cho bé balo hoặc balo kéo, tránh tình trạng túi đeo chéo sẽ bị lệch xương, cơ thể không đều.

3. Đừng hình thành thói quen rung đùi, rung chân

25 mẹo dân gian nuôi con gái xinh như công chúa từ nhỏ

4. Khi mới sinh con có thể vuốt lông mày con hàng ngày, khi lớn lông mày bé sẽ đẹp hơn.

5. Nếu thừa sữa mẹ, có thể bôi mặt hoặc tắm cho con, da bé sẽ rất mềm rất trắng.


6. Nắn chân, nắn tay cho con khi còn sơ sinh có thể giúp bé có được đôi chân thẳng, tay thon.

7. Nên cắt tóc cho con thường xuyên để tóc bé mọc dài, dày và đẹp hơn.

8. Nên học viết chữ đẹp, con gái viết chữ đẹp thường được “cộng điểm” rất nhiều.

9. Không nên cho con chạy chân đất nhiều, bàn chân sẽ bị thô, ngón chân bị tõe.

10. Chọn giày cho con không phải chọn giày mềm mại, vừa chân. Không được chọn giày quá chật, sẽ làm đau, xước gót chân con.

11. Không ép con gái mặc quần jean, quần bó quá nhiều khi chưa trưởng thành.

12. Móng tay, móng chân phải cắt tỉa thường xuyên, gọn gàng

13. Răng sữa sẽ thay nên không cần quá lo nếu hàm răng không thẳng

14. Rèn thói quen luôn ngồi thẳng lưng cho bé ngay từ nhỏ, không gập thân trên dẫn đến gù lưng, hỏng dáng.

15. Lông mi cho bé có thể cắt để nuôi dài, tuy nhiên không được cắt sát quá.

16. Mùa hè cho con ra đường, đừng quên cho bé đeo khẩu trang, mặc áo chống nắng. Một số em bé sẽ bị phát triển những nốt tàn nhang trên mặt khi da tiếp xúc với ánh nắng.

17. Khoảng 12 tuổi, nên bắt đầu lựa chọn những sản phẩm làm sạch da phù hợp cho con. Đây là giai đoạn dậy thì, trẻ cần giữ da mặt sạch, tránh bóng nhờn và tạo điều kiện cho mụn xuất hiện.

25 mẹo dân gian nuôi con gái xinh như công chúa từ nhỏ

18. Chiều cao chỉ phụ thuộc một phần vào di truyền, cần cho con uống nhiều sữa, tăng cường học bơi, cầu lông để cải thiện vóc dáng.

19. Bé gái nên ăn nhiều sản phẩm từ đậu nành, nó sẽ giúp thúc đẩy phát triển vòng 1 và tránh mụn trứng cá.

20. Không cho con ăn bổ sung quá nhiều tổ yến, sữa ong chúa hay những loại thực phẩm chức năng. Chúng sẽ làm tăng hormone nội tiết tố, khiến con dậy thì sớm.

21. Hình thành thói quen uống sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua mỗi này. Ăn sữa chua không những giúp bé đẹp da, tiêu hóa tốt mà còn ngăn ngừa ung thư vú.

22. Dùng bia và dầu dừa để nuôi tóc dày mượt. Để duy trì mái tóc suôn mượt, mềm mại cho con, mỗi khi gội đầu cho con, trước khi xả tóc các mẹ cho một ít dầu dừa xoa bóp nhẹ lên tóc con rồi mới xả. Dầu dừa có tác dụng làm tóc bóng đẹp, dày dặn và cực kì khỏe mạnh, ít bị rụng. Mẹ cũng có thể dùng 1/3 lon bia để gội đầu và mát xa cho bé, sau đó rửa lại bằng nước sạch, làm 1 lần 1 tuần. Hàm lượng lớn protein cũng như độ pH rất thấp trong bia rất có lợi cho mái tóc, cung cấp và bổ sung dưỡng chất làm tóc bé mềm mượt hơn đáng kể.

23. Một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu cho một làn da căng tràn sức sống chính là nước. Trẻ nhỏ thường rất lười uống nước. Mẹ nên chú ý chế biến linh hoạt, đa dạng nhiều loại nước, sữa để hấp dẫn bé uống nước thường xuyên hơn như sữa đậu nành, sữa tươi trộn hoa quả, sinh tố, nước dừa,…

24. Cho bé học bơi để tăng chiều cao. Hãy để bé lựa chọn môn thể thao yêu thích rồi tập cùng bé hoặc đăng kí cho bé một lớp học.

Môn thể thao khuyến khích các mẹ nên cho con gái học nhất là bơi. Bơi lội là một trong những môn thể thao phát triển cơ thể một cách toàn diện, nhất là chiều cao. Học bơi từ nhỏ giúp các bé có thân hình thon thả, vòng eo mỏng, vai rộng và tư thế cao. Ngoài ra, những trẻ được bơi lội thường xuyên còn có tâm lý tự tin, tâm trạng vui vẻ và dễ thích ứng với môi trường trong mọi hoàn cảnh.

25. Dầu oliu có rất nhiều tác dụng tốt cho vẻ đẹp bên ngoài. Đặc biệt, muốn cho con gái có đôi môi mềm, mọng và đỏ, các mẹ hãy thường xuyên bôi dầu oliu vào môi cho con, đặc biệt những khi trời lạnh, khô bôi dầu oliu cũng có tác dụng giữ ẩm rất tốt cho da môi của bé.

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2019

Cách chữa ngạt mũi, nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Cách chữa ngạt mũi, nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, mau khỏi và khỏi dứt điểm sẽ với những phương pháp quen thuộc sẽ giúp bé dễ chịu hơn, mẹ bớt lo lắng hơn. Dưới đây là ba cách mẹ có thể tham khảo cùng với kênh cẩm nang đời sống gia đình meovatcs.com.

Cách chữa ngạt mũi bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý là dung dịch có tính kháng khuẩn rất tốt. Hơn nữa, loại này đã được chứng minh độ an toàn, có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh. Khi sử dụng nước muối sinh lý, đường thở của trẻ sẽ trở nên thông thoáng hơn, loại bỏ nhanh dị vật, dịch mũi. Ngoài ra, nước muối sinh lý cũng giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại trên niêm mạc mũi.

Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh – cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh

Để sử dụng nước muối sinh lý trong việc chữa ngạt, bạn thực hiện như sau:

Bước 1: vệ sinh tay mẹ (người thực hiện) thật sạch. Lau sạch đầu lọ nước muối, đảm bảo không có vết bẩn hay gờ nhựa có nguy cơ tạo vết thương.

Bước 2: Đặt bé nằm nghiêng đầu, kê mông cao hơn đầu. Đặt vòi phun vào sát vách mũi, từ từ xịt và ấn giữ liên tục để dung dịch từ từ chảy qua hai bên lỗ mũi.

Bước 3: Dùng khăn sạch, mềm và tăm bông nhẹ nhàng lau sạch chất bẩn, chất nhày, dịch mũi chảy ra ngoài. Không nên lau quá mạnh để tránh làm trẻ bị đau.



Rửa mũi bằng nước muối sinh lý – cách chữa nghẹt mũi

Lưu ý khi sử dụng nước muối sinh lý: Không dùng xi lanh bơm nước muối sinh lý vào mũi trẻ. Không nên lạm dụng nước muối sinh lý để rửa quá nhiều, tránh gây những tổn thương không đáng có cho trẻ.

Xông hơi để loại bỏ tình trạng nghẹt mũi
Bên cạnh việc sử dụng nước muối sinh lý, các mẹ cũng có thể lựa chọn phương pháp xông hơi khi trẻ bị ngạt mũi. Việc xông hơi không chỉ giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi và tống đẩy ra ngoài nhanh hơn mà còn giúp cách mạch máu, mao mạch trong mũi hoạt động tốt hơn.

Xông hơi để chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh

Phương pháp xông hơi làm giảm nghẹt mũi sẽ được thực hiện theo các bước:

Bước 1: Chuẩn bị phòng tắm kín gió. Đun sôi một nồi nước để làm nước xông hơi

Bước 2: Đóng kín cửa phòng tắm xong đó đổ nước nóng vào bồn và để hơi nước bốc lên. Tiến hành xông hơi từ 7 – 10 phút.

Bước 3: Khi mũi bé bắt đầu có dấu hiệu chảy dịch, không nghẹt cứng thì mẹ dùng tay vỗ nhẹ ngực để đẩy nhanh quá trình hô hấp. Tiếp đến, dùng khăn sạch để lau dịch mũi, vệ sinh vùng mũi cho bé.

Làm sạch mũi sau khi xông hơi

Thoa tinh dầu và lòng bàn chân
Bạn có thể sử dụng dầu gió hoặc dầu con hổ (cao sao vàng) cho trẻ sơ sinh để day vào lòng bàn chân. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thoa thêm một chút vào vùng ngực và lưng của bé. Phương pháp này sẽ giúp làm loãng những chất gây tắc đường thở, làm cho bé dễ thở hơn, nhanh chóng loại bỏ tình trạng ngạt mũi.

Chữa ngạt mũi bằng cách bôi tinh dầu vào lòng bàn chân

Mẹo chữa ngạt mũi cho mẹ bầu
Không chỉ có trẻ sơ sinh, mẹ bầu cũng là đối tượng rất dễ bị ngạt mũi. Khi bà bầu bị nghẹt mũi khó thở, mẹ cũng có thể sử dụng cả ba phương pháp dùng để chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh trên đây.


Những phương pháp này đều là những phương pháp an toàn, dễ thực hiện và không gây ra bất kỳ tác động xấu nào đến sức khoẻ. Ngoài ra khi mang bầu, để phòng tránh việc bị ngạt mũi, sổ mũi thì mẹ cũng nên chú ý vệ sinh mũi thường xuyên, đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài cũng như hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc với khói bụi, chất bẩn.

Trên đây là một số cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh cũng như mẹ bầu. Đây là những phương pháp được khá nhiều mẹ áp dụng. Tuy nhiên nếu trường hợp bé bị nặng, mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để có phương pháp xử trí phù hợp nhất, tránh để lâu sẽ khó chữa.

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2019

Bà bầu nên ăn gì để sinh con khoẻ mạnh, thông minh?

Bà bầu nên ăn gì để sinh con khoẻ mạnh, thông minh?

Bà bầu nên ăn gì để sinh con khoẻ mạnh, thông minh là một câu hỏi được khá nhiều ông bố, bà mẹ quan tâm, đặc biệt là khi bắt đầu thai kỳ. Để trả lời cho câu hỏi này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của kênh cẩm nang gia đình meovatcs.com để biết được đâu là những thực phẩm nên bổ sung cho cả mẹ và bé nhé.

Bà bầu nên ăn gì để sinh con khoẻ mạnh, thông minh? – ba bau nen an gi
Bà bầu nên ăn gì để sinh con khoẻ mạnh, thông minh? – ba bau nen an gi

Vai trò của thực phẩm đối với bà bầu và thai nhi


Chúng ta đều biết thai nhi phát triển trong cơ thể người mẹ, lấy nguồn dinh dưỡng trực tiếp từ cơ thể mẹ để lớn lên, phát triển trong suốt chín tháng. Suốt khoảng thời gian này, các thực phẩm mẹ ăn không chỉ còn dành riêng cho mẹ nữa mà là cả cho con. Do đó, cơ thể con sẽ phát triển thế nào, được nuôi dưỡng ra sao phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ.
Mẹ bầu nên ăn đa dạng các loại thức ăn 


Bởi vậy, nếu muốn có được những đứa con khoẻ mạnh, thông minh thì việc lựa chọn, xây dựng một thực đơn khoa học, lành mạnh là điều đặc biệt cần thiết với bất kỳ thai phụ nào. Thực đơn không chỉ đảm bảo nguồn dưỡng chất cần thiết đối với cả mẹ và bé mà còn cần phải được phân bổ một cách hợp lý, khoa học nhất có thể.

Vậy bà bầu nên ăn gì để con khoẻ mạnh, thông minh?


Cá tươi: Cá là loại thịt trắng đặc biệt giàu Omega 3 – một vi chất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ. Khi có bầu, mẹ nên ăn ít nhất hai bữa cá một tuần để cung cấp cho con lượng Omega tối ưu nhé. Những loại cá mẹ bầu nên ăn bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá thu…
Cá tươi


Trứng: Không phải vô lý mà ngay từ xa xưa, mỗi khi bà bầu mang thai đều được tặng cho rất nhiều trứng gà, nhất là trứng gà con so. Trong trứng, đặc biệt là trứng gà rất giàu hàm lượng axit amin Choline – dưỡng chất có vai trò quan trọng trong việc kích thích não bộ phát triển cũng như tăng cường trí nhớ ở trẻ.
Trứng là thực phẩm quan trọng trong thực đơn dành cho bà bầu


Ngoài ra, hàm lượng sắt và protien có trong trứng cũng rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên lập chế độ dinh dưỡng với thực đơn ít nhất 2 quả trứng một tuần nhé.

Sữa chua: Sữa nói chung và sữa chua nói riêng cung cấp cho cơ thểm mẹ và bé một hàm lượng protein và canxi cần thiết để tạo nên các tế bào thần kinh cũng như hệ cơ xương chắc khoẻ. Do vậy, bạn nên bổ sung cho cơ thể ít nhất 2 hộp sữa chua một tuần trong suốt thời gian thai kỳ để giúp thai nhi luôn khoẻ mạnh, thông minh.
Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa trong suốt quá trình mang thai


Các loại trái cây tươi: Trái cây tươi sẽ cung cấp một hàm lượng nước, đường tự nhiên cực tốt cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, các loại vitamin, khoáng có trong trái cây là những vi chất cần thiết để giúp các tế bào trong cơ thể bé phát triển đồng đều, toàn diện.
Trái cây tươi cũng là loại thực phẩm không thể thiếu


Thực phẩm chứa nhiều vitamin D: Theo nhiều nghiên cứu khoa học, những bà mẹ không được bổ sung đầy đủ, kịp thời hàm lượng vitamin D trong suốt quá trình mang thai sẽ sinh ra những đứa trẻ còi cọc, não bộ kém phát triển. Bởi vậy, trong suốt thời gian thai kỳ, những thực phẩm giàu vitamin D như pho mat, thịt bò, gan và đặc biệt là ánh nắng mặt trời buổi sớm rất cần được đặc biệt lưu ý trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ bầu.
Bổ sung vitamin D cho mẹ bầu


Thực phẩm bà bầu nên tránh


Ngoài nhóm thực phẩm kể trên, trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ cũng không được quên bổ sung đầy đủ các chất khác thông qua chế độ thực đơn dinh dưỡng khoa học, chế độ sinh hoạt, rèn luyện phù hợp, lành mạnh.
Thực phẩm bà bầu nên tránh


Đặc biệt trong khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ, bên cạnh các loại thức ăn nên bổ sung thì các loại thực phẩm mà bà bầu nên kiêng để giữ thai nhi khoẻ mạnh được khuyên bao gồm: thực phẩm sống, tái, các thực phẩm ăn nhanh, đồ uống có cồn… Có vậy, câu hỏi “bà bầu nên ăn gì” sẽ trở nên cực kỳ đơn giản, dễ dàng ngay cả khi đó là lần đầu tiên mẹ mang thai.

Chuyên mục mẹ và bé của kênh cẩm nang gia đình MeoVatCS.com chúc các bạn có một thai kỳ khoẻ mạnh.